0938 562 809

ĐỂ TRẺ TẬP BƠI CẢM THẤY HỨNG THÚ HƠN

Mục lục

ĐỂ TRẺ TẬP BƠI CẢM THẤY HỨNG THÚ HƠN

Bơi lội là một hoạt động thể chất tuyệt vời đối với trẻ em. Nó không những giúp chúng có một sức khỏe tốt hơn mà còn hỗ trợ thúc đẩy tăng chiều cao một cách hiệu quả. Vì những lý do đó mà các bậc cha mẹ hiện nay thường cho con em mình tập luyện bơi lội từ rất sớm. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ và đôi khi còn sợ nước do đó mà người lớn cần phải giúp chúng dần làm quen với môi trường nước và tạo cho chúng sự hứng thú khi tập luyện.

Phương pháp dạy bơi cho trẻ hiệu quả nhất

1. Giúp trẻ làm quen với nước

Đây là bước đầu tiên khi bạn tập bơi cho trẻ. Cho dù mỗi chúng ta đều có bản năng bơi lội từ trong bụng mẹ tuy nhiên khi ra đời chúng ta dần thay đổi thói quen để bắt đầu một cuộc sống mới ở môi trường mới do đó mà bản năng dần bị mai một. Với nhiều lý do có thể do chủ quan hoặc khách quan mà đa số các trẻ em sẽ có tâm lý sợ nước, đặc biệt là khi đầu của chúng phải ngụp lặn dưới nước.

Giúp trẻ làm quen dần với nước
Giúp trẻ làm quen dần với nước

Chính vì vậy, để giúp trẻ phục hồi bản năng và tập bơi thì trước tiên bạn hãy cùng con làm quen với nước, giúp chúng không cảm thấy sợ khi xuống nước. Để có thể làm được điều này bạn có thể cho chúng làm quen với các bể nước có độ sâu thấp hơn chiều cao của chúng, ngay từ việc tắm hàng ngày cho trẻ bạn cũng cần chú ý giúp chúng cảm thấy vui vẻ, không bị ép buộc. Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ ra những trò chơi vui nhộn hữu ích dưới nước tạo cảm giác thích thú đối với trẻ.

2. Hướng dẫn trẻ tập thở nước

Thở trên cạn bạn hoàn toàn sử dụng mũi để hít vào thở ra, nhưng thở dưới nước lại khác. Khi ở dưới nước bạn cần lấy hơi bằng miệng và thở ra bằng mũi. Bài học thở là bài học bạn cần phải học đầu tiên khi học bơi bởi nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi xuống nước. Trẻ cũng vậy, trẻ cần học thở trước khi học các động tác tay chân khác. Việc kỹ thuật thở trong nước tốt sẽ giúp trẻ bơi được nhanh hơn và xa hơn.

Để tập động tác này cho trẻ bạn có thể tập cho trẻ thổi bong bóng dưới nước. Do khi còn nhỏ chúng ta hay có trò chơi phun nước bằng miệng cho nên bài tập này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thú vị.

Bạn không nên quá sốt ruột khi dạy trẻ bởi điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy bị áp lực dẫn đến việc sợ nước. Hãy tập từ từ với việc tập ngụp xuống nước dần dần, ban đầu chỉ nên chạm đến cằm sau đó mới đến môi, mũi và cuối cùng là ngụp cả đầu. Thời gian cũng nên tăng dần từ ít đến dài.

3. Hướng dẫn trẻ tập nổi

Hướng dẫn bé tập nổi trên mặt nước
Hướng dẫn bé tập nổi trên mặt nước

Tập nổi là bài tập tiếp theo hỗ trợ trẻ trong vấn đề học bơi. Ban đầu bạn hãy đỡ lưng để trẻ nằm ngửa trên mặt nước, tạo cho trẻ cảm giác an toàn để trẻ có thể thả lỏng được cơ thể giúp chúng nổi được trên mặt nước. Sau khi trẻ đã tạo được thói quen này thì bạn nên giảm dần độ tiếp xúc của tay với trẻ cho đến khi bạn hoàn toàn có thể thả tay để trẻ nổi được trên mặt nước.

4. Dạy trẻ di chuyển trong nước

Khi trẻ đã quen với nước, nổi được trên mặt nước và có kỹ thuật thở ổn định thì lúc này là thời điểm tốt để bạn chuyển sang dạy bé các động tác đạp nước để có thể di chuyển được cơ thể trong nước. Ban đầu bạn nên giữ trẻ ngang hông hoặc khi trẻ đã tập nổi được bạn có thể giữ tay để bé cảm thấy an toàn. Từ từ giúp trẻ di chuyển tiến lên phía trước, hãy khuyến khích trẻ đạp chân để có thể tự đẩy được cơ thể về phía trước.

Khi trẻ đã làm được điều này bạn có thể bỏ được tay bé ra để bé tự tập. Tuy nhiên, nên lưu ý không nên bỏ mặc trẻ khi chúng vừa mới tập được, hãy ở cạnh bé và khuyến khích bé bơi với khoảng cách ngày càng lớn dần.

5. Lưu ý đến điều kiện học bơi cho trẻ

Một điều mà các bậc cha mẹ cần lưu ý đặc biệt đó chính là việc chọn địa điểm học bơi cho trẻ. Hãy lựa chọn những bể bơi phù hợp với lứa tuổi và điều kiện nước bơi tốt. Nếu không có thời gian dạy trẻ bơi, bạn có thể tìm đến các cơ sở dạy học bơi uy tín để gửi gắm con em mình. Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp cùng với cam kết dạy trẻ cho đến khi biết bơi, lớp học bơi  sẽ giúp con bạn sau khóa học biết bơi thuần thục nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *