0938 562 809

BƠI VẬT LÝ TRỊ LIỆU

Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tiêm…bên cạnh đó là kết hợp tập vật lý trị liệu, tập luyện thể dục thể thao nhằm hỗ trợ trong quá trình trị bệnh được tốt hơn, đi bơi chữa thoát vị đĩa đệm. Một trong những môn thể thao rất tốt cho những người mắc các bệnh xương khớp đó là bơi. Bơi lội chữa bệnh xương khớp, bạn tin không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bơi lội chữa bệnh xương khớp???

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng dành cho các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp sức khỏe bạn tốt hơn mà còn giúp tinh thần thêm thoải mái, vui vẻ hơn, từ đó phòng chống bệnh tật được hiệu quả. Trong đó bơi là một trong những môn thể thao có khả năng điều trị các bệnh xương khớp, cột sống như đau lưng, thoát vị đĩa đệm rất tốt.

Thay vì mất hàng giờ để ngồi laptop hay xem tivi thì bạn hãy thả lỏng cơ thể của mình dưới hồ nước. Bơi lội là cách thư giãn tốt nhất, đặc biệt là với người ít vận động, người mắc bệnh xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Bơi lội không làm tăng thêm trọng lực lên các đốt sống mà ngược lại có tác dụng giúp xương, cơ hoạt động và giúp điều trị bệnh hiệu quả khi kết hợp cùng các bài thuốc đặc trị.

Tác dụng của môn bơi lội

+ Theo các chuyên gia nghiên cứu đã cho biết rằng, môn bơi lội được đánh giá là môn thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, phòng chống bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi khi bơi toàn bộ vùng cơ bụng, cơ đùi, đầu gối, cơ tay, dây chằng…sẽ hoạt động

+ Khi bơi, nước tác động lên các cảm thụ trên da làm tăng hoạt tính của các dòng điện sinh học, làm cho các tế bào thần kinh hoạt động mạnh hơn.

+ Môn bơi lội có tác dụng loại bỏ những mệt mỏi giúp tinh thần thêm thoải mái, minh mẫn hơn, rất tốt cho các bà bầu bị thoát vị đĩa đệm kéo dài.

Tác dụng của bơi lội đối với xương khớp

  • Thư giãn với nước làm giảm áp lực trên các đĩa đệm

Môi trường nước khá an toàn, hạn chế các chấn thương và giảm ma sát, áp lực đối với các nhân nhầy đĩa đệm, tạo áp suất âm giúp đĩa đệm trở về vị trí bình thường. Hơn nữa bài tập thể thao này rất an toàn, bởi nước không gây chấn thương lên cột sống và các khớp xương, từ đó giúp phục hồi các khớp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm.

  • Bơi giúp củng cố sự dẻo dai của toàn bộ hệ xương khớp

Không chỉ tác động tích cực lên vùng bị thoát vị mà bơi lội là sự kết hợp toàn diện các phối hợp tay, chân, đầu, cổ khi bạn vươn người, xoay người… Chính điều này tạo nên sự bền bỉ, dẻo dai cho cơ bắp.

Bơi lội giúp tăng thể tích trong khoang phổi, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi khí diễn ra tốt, do vậy oxy sẽ được cung cấp tới các khớp nhiều hơn. Đồng thời quá trình trao đổi chất và lưu thông máu được diễn ra thuận lợi từ đó giúp tim tăng cường co bóp cũng như thúc đẩy máu lưu thông tới các chi giúp quá trình vận động diễn ra dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, bơi lội giúp máu lưu thông tới các khu vực bị viêm sưng từ đó giảm triệu chứng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên. Đĩa đệm chứa ít mạch máu nuôi dưỡng, chính vì thế việc tăng cường lưu thông máu tới đĩa đệm để giúp giảm đau nhức do nhân nhầy thoát ra chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh là hết sức cần thiết.

  • Bơi để giảm viêm, giảm đau

Khi bạn bơi, thể tích khoang phổi tăng lên giúp tăng trao đổi khí, oxy cũng được cung cấp nhiều hơn. Tim sẽ tăng cường co bóp đẩy máu đến các khu vực bị viêm, đau để làm giảm cảm giác đau nhức.

Ngoài ra, còn vô vàn lợi ích khác của bơi lội như làm đẹp da, giúp đốt cháy mỡ thừa, thư giãn đầu óc và hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi.

Nhóm người béo phì, thừa cân là những người rất dễ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp do đó bơi là môn thể thao mà chắc chắn bạn phải tập luyện. Vừa có tác dụng hỗ trợ trong quá trình giảm cân, vừa tăng cường sức mạnh xương khớp ngoài ra bơi còn giúp điều hòa huyết áp, tăng cường hệ tuần hoàn máu.

Bơi lội thường xuyên, bơi đúng cách sẽ kiềm chế quá trình thoái hóa ở khớp, làm mạnh xương khớp từ đó phòng tránh các bệnh đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm được hiệu quả hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian để tham gia môn thể thao tốt cho sức khỏe này.

Môn bơi lội không chỉ giúp điều trị các bệnh về xương khớp mà còn giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn, vui vẻ hơn

Cách bơi sao cho đúng để đạt được hiệu quả

Trước khi áp dụng biện pháp bơi lội giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhờ tư vấn cũng như lựa chọn cho mình kiểu bơi phù hợp với tình trạng bệnh đang mắc phải.

Các động tác bơi đòi hỏi tới thể lực sung mãn, sức mạnh vùng cơ cùng sự kéo dãn của cột sống nên hạn chế, cần lựa các kiểu bơi phù hợp, tránh sai động tác, tránh gắng sức vì sẽ khiến bạn phải chịu tổn thương nặng hơn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi bơi:

+ Muốn bơi khi bị thoát vị, người bệnh chỉ nên bơi ếch nhẹ nhàng chứ không nên bơi sải, dùng quá nhiều sức lực sẽ khiến các cơ thêm đau nhức.

+ Khởi động kỹ càng trước khi bơi để tránh bị co cơ, chuột rút khi đang bơi

+ Khoảng thời gian bơi lý tưởng là 30 – 45 phút mỗi ngày, nên tập đều đặn hằng ngày, tránh “no dồn đói ép”.

+ Khoảng cách bơi hợp lý là từ 700 – 1000m, mới tập thì có thể giảm đi, không nên bơi cố.

+ Thời điểm bơi tốt nhất là vào buổi sáng và chiều. Nếu bơi buổi chiều tối thì nên ăn lót dạ gì đó trước khi xuống hồ khoảng 2 tiếng. Không bơi khi bạn quá đói. Theo các nhà nghiên cứu khi bơi, toàn bộ cơ thể sẽ phải vận động vì vậy sẽ tiêu thụ khoảng 800calo/giờ.  Tuyệt đối không bơi lúc giữa trưa hay khi vừa ăn no.

+ Kiên trì luyện tập 3-4 buổi/tuần

+ Không bơi khi vừa đi nắng về, khi lao động vất vả, khi cơ thể quá mệt mỏi…

+ Lúc đầu bơi có thể kéo dài khoảng 10 phút, mỗi buổi tập nên kéo dài thời gian dần dần từ 25-30 phút/lần.

+ Ngoài bơi lội thì người bệnh nên kết hợp 1 số bài tập khác như treo xà, đạp xe, tập các bài tập trị liệu với tần suất vừa phải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *