0938 562 809

Bảo vệ trẻ tránh khỏi hiện tượng đuối nước bằng cách tuân thủ 1 quy tắc sau

Mục lục
Mối lo ngại mang tên “đuối nước” luôn thường trực với các bố mẹ có con nhỏ, đặc biệt là khi mùa hè – mùa bơi lội đang đến.

Với các bậc cha mẹ, mùa hè thường gắn liền với ánh nắng mặt trời, bể bơi, bãi biển và nỗi lo lắng. Đó là nỗi lo khi bạn có trong nhà một tay bơi nghiệp dư. Bên cạnh nguy cơ đuối nước đã được nhiều cha mẹ lo lắng và tìm cách phòng tránh, thời gian gần đây “đuối nước trên cạn” (đuối nước khô – dry drowning) tiếp tục trở thành mối bận tâm lớn của nhiều phụ huynh.

Tiến sĩ Evan Weiner, giám đốc khoa nội cấp cứu tại Bệnh viện Nhi St Christopher (Philadelphia, Mỹ), cho biết, không ít người đã sử dụng thuật ngữ đuối nước trên cạn một cách sai lầm và rằng trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị đuối nước trên cạn. Tin hay không tùy bạn nhưng sự thật là trẻ không nhất thiết phải đằm mình trong nước mới mắc phải hiện tượng trên.

“Nạn nhân đuối nước cạn điển hình không nhất thiết đã chìm trong nước, họ là người không còn cử động, mới chỉ nhô lên mặt nước nhưng có thể đã trải nghiệm hiện tượng co thắt thanh quản (nước tràn vào qua mũi hay miệng, khiến dây thanh quản co thắt và đóng lại). Như vậy, nó hoàn toàn trái ngược với hình ảnh nạn nhân đuối nước được mô tả trong phim Hollywood khi họ vùng vẫy trong nước”.

Bảo vệ trẻ tránh khỏi hiện tượng đuối nước bằng cách tuân thủ 1 quy tắc sau - Ảnh 1.

Trẻ không nhất thiết phải đằm mình trong nước mới mắc phải hiện tượng đuối nước (Ảnh minh họa).

Quy tắc tốt nhất để ngừa đuối nước là gì?

Làm thế nào để bảo vệ trẻ, nhất là trẻ chưa biết bơi tránh khỏi tai nạn liên quan đến đuối nước là mối quan tâm của hầu hết phụ huynh. Jim Spiers, người sáng lập SwimJim ở New York và Texas (Mỹ) kiêm chủ tịch Stop Drowning Now đã gợi ý một nguyên tắc đó là người lớn luôn phải trông chừng trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo ở gần trẻ trong lúc bơi: “Cha mẹ nên tuân thủ quy tắc chiều dài cánh tay, nghĩa là luôn ở cách đứa trẻ chưa biết bơi một khoảng bằng chiều dài một cánh tay, bất kể nơi chứa nước mà bạn và con đang ở trong đó là gì”.

Nếu bạn không có mặt ở bên con trong bể bơi chẳng hạn, hãy đảm bảo rằng, có một người lớn khác luôn quan sát trẻ. Như vậy có nghĩa là họ không được phép dùng điện thoại di động, sa đà vào tám chuyện hay chú tâm vào đọc sách trong lúc trông chừng trẻ.

Jim nhấn mạnh: “Sự giám sát, trông chừng nên là khởi đầu và kết thúc của mọi thứ liên quan tới an toàn về nước. Lúc nào cũng cần ai đó theo trẻ thật sát khi bơi”.

Bảo vệ trẻ tránh khỏi hiện tượng đuối nước bằng cách tuân thủ 1 quy tắc sau - Ảnh 2.

Luôn ở cách đứa trẻ chưa biết bơi một khoảng bằng chiều dài một cánh tay, bất kể nơi chứa nước mà bạn và con đang ở trong đó là gì (Ảnh minh họa).

Sau khi bơi, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng như ho, sặc, nghẹn hay khó thở, Tiến sĩ Weiner khuyến “trẻ nên được theo dõi cẩn thận để đảm bảo triệu chứng không tăng nặng. Nếu có, hãy đưa trẻ tới khoa nhi hoặc phòng cấp cứu gần nhất”.

Luôn thực hành các thói quen an toàn với nước

Ngoài quy tắc quan trọng trên, theo Tiến sĩ Weiner, cha mẹ luôn cần thực hành các thói quen an toàn với nước. Điều này đặc biệt quan trọng với cha mẹ cũng như những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ – nhất là trẻ độ tuổi chập chững biết đi, vốn dễ có nguy cơ đuối nước nếu không được người lớn theo sát.

Tiến sĩ khẳng định, mọi phụ huynh nên đảm bảo họ đã:

– Lắp đặt hàng rào xung quanh bể bơi gia đình (nếu có).

– Quan sát con mọi lúc mọi nơi khi trẻ có mặt xung quanh nơi chứa nước hoặc đang chơi dưới nước. Phụ huynh lưu ý, nơi chứa nước không phải chỉ có ao hồ, bể bơi mà thậm chí là phòng tắm, xô chậu chứa nước.

Bảo vệ trẻ tránh khỏi hiện tượng đuối nước bằng cách tuân thủ 1 quy tắc sau - Ảnh 3.

Thiết bị nổi tạo cảm giác an toàn giả cho cha mẹ và đứa trẻ (Ảnh minh họa).

– Chuẩn bị và cho trẻ mặc áo phao cứu hộ loại chuyên dụng, được mua ở địa chỉ đáng tin cậy thay vì dùng sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng.

Jim Spiers cho rằng phao tay hay áo phao puddle jumpers (áo phao gồm phần che ngực và 2 tay phao) không phải là lựa chọn tốt nhất cho trẻ khi đi bơi.

Mặc dù các thiết bị trợ nổi đủ tiêu chuẩn có thể giúp những người mới học bơi trong những lần xuống nước đầu tiên nhưng Jim Spiers khuyến khích cha mẹ không để trẻ phụ thuộc quá nhiều vào áo phao, nhất là khi bố hoặc mẹ cùng ở trong bể với bé. “Chúng tôi gợi ý sử dụng thiết bị giúp nổi 50% thời gian và nửa thời gian còn lại không dùng. Đó là bởi thiết bị nổi tạo cảm giác an toàn giả cho cha mẹ và đứa trẻ. Mọi người sẽ cho rằng, trẻ có thể tự bơi trong khi thực tế không phải vậy. Cha mẹ cần nhận ra chính xác thứ gì giúp trẻ nổi được”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *