0938 562 809

CẢNH GIÁC VỚI PHÙ PHỔI CẤP SAU KHI ĐUỐI NƯỚC

CẢNH GIÁC VỚI PHÙ PHỔI CẤP SAU KHI ĐUỐI NƯỚC

Đuối nước là một trong những tai nạn rất dễ xảy ra trong quá trình bơi lội. Nếu bạn không chú ý đến và có những biện pháp sơ cứu đúng cách nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn. Việc xử lý chậm hay chủ quan trong vấn đề sau cứu nạn cũng làm người bị nạn có nguy cơ tử vong cao. Một trong những tình trạng mà bạn dễ gặp phải sau đuối nước đó chính là tình trạng phù phổi cấp. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tình trạng này nhé.

Phù phổi cấp xuất hiện khi nào?

Trong quá trình tập luyện bơi lội thuần thục bạn nên học cả những cách sơ cấp cứu những tai nạn có thể xảy ra trong quá trình bơi lội. Với những người bị đuối nước thì giai đoạn quan trọng nhất là giai đoạn cấp cứu ban đầu, nó sẽ quyết định đến sự sống còn của nạn nhân. Chỉ một giây xử lý chậm thôi cũng gây ra những nguy hiểm cho nạn nhân.

Cảnh giác với phù phổi cấp sau đuối nước
Cảnh giác với phù phổi cấp sau đuối nước

Khi các bước sơ cứu ban đầu đã giúp người bị nạn tỉnh lại thì tốt nhất bạn nên đưa người đó đến cơ sở y tế ngay lập tức để kiểm tra lại sức khỏe bởi lúc này có rất nhiều nạn nhân gặp phại tình trạng phù phổi cấp sau đuối nước. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm được gọi là chết đuối trên cạn và nó sẽ gây tử vong nếu bạn không phát hiện kịp thời.

Biểu hiện của tình trạng phù phổi cấp

Phù phổi cấp sau đuối nước hay chết đuối trên cạn thường có những biểu hiện như khó thở, đau ngực, ho, người mệt mỏi,… Những dấu hiệu này khá dễ để bạn phát hiện vì vậy hãy để ý và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay nếu không nguy cơ tử vong sẽ là rất cao nếu bạn để lâu.

Những sai lầm cần tránh khi cấp cứu đuối nước

Nhiều người thường có thói quen vác nạn nhân lên vai và dốc ngược nạn nhân bị đuối nước rồi chạy với mục đích để nước mà nạn nhân hít phải sẽ bị tống ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, đây là một hành động hoàn toàn sai và nó sẽ làm mất đi cơ hội sống quý giá của nạn nhân khi lỡ mất thời gian để hô hấp nhân tạo. Khi bị đuối nước, trong phổi của nạn nhân không nhiều nước như mọi người vẫn nghĩ, vì vậy nó sẽ được tống ra ngoài một cách dễ dàng khi bạn thực hiện hô hấp nhân tạo và động tác ép tim ngoài lồng ngực. Hãy thật ghi nhớ điều này để nâng cao cơ hội sống cho người bị đuối nước các bạn nhé.

Cấp cứu người bị đuối nước
Cấp cứu người bị đuối nước

Một điều bạn cần chú ý nữa đó là trong quá trình vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện thì không nên dừng lại giữa đường để hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực bởi nó sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân. Đối với những người bị đuối nước thì mỗi một giây đều quý như vàng, nếu không cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Nhiều người khi thấy nạn nhân đã tỉnh thì nghĩ mọi việc đã ổn nhưng rất nhiều người bị chết đuối trên cạn vì sự chủ quan này. Lúc này, nạn nhân vẫn cần được thăm khám kỹ càng để có biện pháp kịp thời chống đuối nước trên cạn.

Lưu ý tránh đuối nước

Thân nhiệt của con người thường ở mức 37 độ, nếu bạn đột ngột nhảy xuống dòng nước lạnh thì nó tạo ra sự thay đổi bất ngờ khiến cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là chuột rút. Đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng thì tình trạng chuột rút lại càng dễ xảy ra. Chuột rút được biết đến là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ lớn nhất dẫn đến đuối nước. Chính vì vậy, để phòng tránh việc bị chuột rút thì bạn nên làm quen với nước trước khi xuống bơi. Bạn có thể ngồi trên bờ thả chân xuống nước vài phút sau đó từ từ xuống nước hoặc tắm tráng trước khi bơi. Việc tắm tráng cũng là cách giúp bạn bảo vệ da của mình và bảo vệ những người xung quanh.

Để phòng tránh đuối nước thì bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ khu vực bạn sẽ bơi. Không nhảy xuống bơi khi không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

Phòng tránh đuối nước an toàn
Phòng tránh đuối nước an toàn

Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước cũng là một cách phòng tránh đuối nước. Đặc biệt là với người lớn rất hay mắc phải những lỗi này. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn nhẹ một chút gì đó bởi bơi lội là hoạt động khá mất sức.

Người lớn nên có những cảnh báo để giúp trẻ nhỏ tránh các khu vực nguy hiểm. Nên có sự giám sát khi trẻ đi bơi để tránh những trường hợp nguy hiểm mà chúng có thể gặp phải.

Bạn nên nhớ đuối nước là một tai nạn luôn rình rập bất cứ lúc nào, vì vậy việc đề phòng và tự bảo vệ mình là rất quan trọng. Hãy giúp việc bơi lội mang lại những lợi ích tuyệt vời cho bản thân nhưng phải thật an toàn bạn nhé. Hãy cảnh giác với phù phổi cấp sau đuối nước các bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *