0938 562 809

BƠI LỘI CHỮA BỆNH

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội – Lợi ích không ngờ của bơi

Ngoài các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng y khoa, thì cũng có những môn thể thao mang đến tác dụng điều trị cho căn bệnh thoát vị này. Cụ thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội đang dần trở thành một xu hướng mới. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chữa trị này.

Bơi lội dành cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Bơi lội dành cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

1. Lợi ích của đi bơi chữa thoát vị đĩa đệm

Bơi lội là môn thể thao đã và đang góp phần tăng cường sức khỏe cho con người, đặc biệt là những người mắc bệnh xương khớp, vùng đĩa đệm. Một số khảo sát và nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả vượt trội mà nó đem lại cho người mắc bệnh.

1.1. Giảm áp lực lên các đĩa đệm

  • Nước không tác động trực tiếp đến vết thương, không gây chấn thương lên cột sống mà chỉ làm nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của chúng ta.
  • Dưới nước, trọng lực cơ thể giảm nhiều, làm giảm sức nặng của cơ thể lê các khớp, giảm áp lực cho hệ xương khớp, cho các đốt sống bị thoát vị.
  • Các khớp xương, cơ bắp cùng với các đốt sống thân nhờ đó mà làm giảm đau nhức cho người bệnh, giảm được áp lực bên trong nhân nhầy của đĩa đệm, dần dần giúp phần nhân nhầy di chuyển về vị trí ban đầu.

1.2. Giảm viêm, giảm đau

  • Khi bơi, tim sẽ tăng cường co bóp
  • Thể tích lồng ngực tăng lên giúp oxy được cung cấp nhiều hơn
  • Oxy được bơm đến vùng bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn giúp giảm đau, giảm viêm.

1.3. Tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn đến các khớp và đĩa đệm

Việc hít thở sâu khi bơi giúp tăng thể tích khoang phổi, tăng cường trao đổi khí và giúp tăng cường sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu dẫn đến các khớp của cơ thể, có cả đĩa đệm.

Đĩa đệm là nơi ít mạch máu nuôi dưỡng nên việc dẫn máu lưu thông tới đây sẽ làm giảm đau nhức do nhân nhầy chèn ép thần kinh.

Tập hít thở sâu khi bơi
Tập hít thở sâu khi bơi

1.4. Tăng cường sự dẻo dai

Bơi là sự kết hợp toàn diện cả cơ thể, sự phối hợp của cả tay, chân, đầu, cổ khi bạn vươn người chống lại sức cản của nước mà tiến về trước. Điều đó tăng cường sự bền bỉ, dẻo dai cho cơ thể và rất tốt cho vận động xương khớp.

2. Cách bơi cho người thoát vị đĩa đệm

Không thể phủ nhận việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội hiệu quả thế nào. Nhưng phải bơi như thế nào và sử dụng kỹ thuật nào mới thật sự đem lại hiệu quả cho người bệnh? Bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được chỉ định cách bơi tốt nhất mà vẫn có thể giảm thiểu cơn đau. Hoặc có thể tham khảo một số kỹ thuật sau đây.

2.1. Thoát vị đĩa đệm bơi kiểu nào tốt?

Bộ môn bơi lội có rất nhiều kỹ thuật bơi, mỗi kỹ thuật đều có cách thức thực hiện khác nhau và đem lại những hiệu quả nhất định cho người bệnh. Vậy kiểu bơi nào là tốt, bơi kiểu nào là không nên đối với những người đi bơi chữa thoát vị đĩa đệm?

Theo các lời khuyên cho rằng, không có kiểu bơi nào là an toàn tuyệt đối cho người bị thoát vị, mà mỗi kiểu bơi sẽ có tác động khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bơi bướm và bơi ếch: Đều là cách bơi mà bắt buộc cột sống dưới của bạn uốn cong về sau trong lúc bơi. Những chuyển động này tạo thêm độ căng lên các mặt khớp ở phía sau cột sống của bạn, có thể làm cho cơn đau lưng tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Bơi sải và bơi ngửa: Không buộc lưng bạn phải uốn cong. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ làm trầm trọng thêm các cơn đau có liên quan đến đĩa đệm và các cấu trúc khác ở lưng dưới do động tác xoay người lặp lại ở phần lưng dưới.

Vì thế dù bơi kiểu nào cũng nên biết cách áp dụng kỹ thuật cho phù hợp. Đặc biệt với kiểu bơi ếch thì bạn nên áp dụng cách sau:

2.2. Cách bơi ếch cho người thoát vị đĩa đệm

Kỹ thuật bơi ếch
Kỹ thuật bơi ếch

Các kỹ thuật bơi ếch cho người bị thoát vị đĩa đệm cơ bản cũng giống như các đối tượng khác, gồm các bước trình tự như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, cần mở rộng vòng tay, duỗi thẳng cơ thể, thả lỏng hai chân và nâng nhẹ phần thân trên để thở. Đừng cố nâng đầu lên cao vì nó có thể khiến các khớp lưng, vùng đĩa đệm càng tổn thương.
  • Bước 2: Di chuyển chân nhẹ nhàng cả hai chân theo hình cánh cung, thả lỏng cơ thể để khi cả cơ thể chìm trong nước.
  • Bước 3: Đưa hai chân lại với nhau để tạo lực đẩy cơ thể về phía trước, duỗi thẳng tay để kéo cơ thể lên. Có thể kết hợp cả khớp vai để tăng thêm sức vươn về phía trước. Đừng nên cố uốn lượn cơ thể mà luôn giữ cho cơ thể thả lỏng nếu không muốn bị chấn thương khớp
  • Bước 4: Ngẩng đầu lên, giữ cho cằm luôn ở dưới nước. Không nên cố vung tay lên khỏi mặt nước, hãy ngẩng đầu lên từ từ và luôn giữ cho cơ thể thả lỏng, không cong lưng để tránh gây tổn thương cho khớp lưng, vùng đĩa đệm.

3. Lưu ý khi bơi cho người bị thoát vị đĩa đệm

Dù bơi mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên để mang đến hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những điều sau:

3.1. Nghỉ ngơi trước khi bơi

Nghỉ ngơi hay nói cách khác là không vận động quá sức trước khi bơi sẽ  giúp cho việc đi bơi mang lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh. Nếu cơn đau xuất hiện nhiều, bạn nên nghỉ ngơi đến khi đỡ mới đi bơi trở lại, để tránh những chấn thương khác trong quá trình bơi.

3.2. Tránh lực mạnh

Người mắc thoát bị đĩa đệm khi đi bơi nên chú ý, cần thực hiện những động tác nhẹ nhàng, tránh thực hiện các động tác mạnh. Vì nếu vận động mạnh sẽ làm cho cơn đau càng trầm trọng và bệnh tình sẽ càng nặng hơn.

Để giảm thiểu được việc vận động mạnh khi bơi, người bệnh nên có sự hỗ trợ của các thiết bị trợ khí. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo bác sĩ và huấn luyện viên để có được những động tác tốt nhất.

3.3. Hít thở sâu khi bơi

Hít thở sâu và kỹ thuật quan trọng nhất của bộ môn bơi. Khi hít sâu, cơ hoành sẽ đóng và truyền máu đến các khớp sống và đĩa đệm nhanh hơn, nhiều hơn. Khi thở ra, cơ hoành trở lại vị trí ban đầu, máu các chất thải sẽ được tim lọc bỏ. Điều đó giúp máu được truyền đến các khớp đĩa đệm làm giảm đau nhức.

Tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn máu
Tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn lưu thông máu đến các vùng xương khớp

3.4. Lưu ý khác

Một số những lưu ý nhỏ khác mà người bệnh chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội cũng cần phải quan tâm:

  • Thời gian bơi: Khoảng thời gian lý tưởng để bơi là 30-45 phút mỗi ngày. Khoảng thời gian đó là vừa đủ để các khớp thay đổi trạng thái vận động và thư giãn, không gặp hiện tượng bơi quá nhiều gây đau nhức thêm.
  • Tần suất/tuần: Để duy trì được sự vận động của đĩa đệm thì bạn nên duy trì việc đi bơi mỗi ngày để tránh tình trạng đĩa đệm điều tiết không đều.
  • Thời điểm bơi: Thời điểm trưa hoặc lúc ăn no là thời điểm tệ nhất và bạn không nên đi bơi vào những lúc này. Thay vào đó, một buổi sáng trong lành hoặc một buổi chiều mát mẻ sẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất để bạn thư giãn tại hồ bơi.
  • Kỹ thuật bơi: Đừng quên khởi động thật kỹ trước khi bơi để tránh bị chuột rút, co cơ,… trong lúc bơi.

Hiện nay, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bơi lội được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là lứa tuổi trung niên, giúp thư giãn và điều tiết tốt xương khớp, đĩa đệm. Hãy là người chữa bệnh thông minh khi áp dụng những biện pháp vận động nhẹ nhàng, đủ liều lượng để giúp mình thấy thoải mái và không còn đau nhức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *