0938 562 809

Bơi lội giúp “đánh bay” cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống

Bơi lội giúp “đánh bay” cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống

Bơi lội là môn thể thao được nhiều người chọn để rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vóc dáng. Đặc biệt, với cơ chế tác động thấp và lực đẩy của nước giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được thoải mái, giảm những cơn đau do bệnh lý gây nên.

Theo ThS.BS Chu Tấn Sĩ – Trưởng khoa Ngoại Thần kinh – BV Nhân dân 115: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là sai tư thế trong lao động, vận động và hoạt động; do thoái hóa tự nhiên do tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như: gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh; do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống; do tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền.

Y học cổ truyền đóng vai trò lớn trong việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu. Sau khi giảm đau bằng nội khoa, bệnh nhân có thể tập vận động trị liệu, dưỡng sinh kết hợp kéo giãn cột sống.

Bơi được ví như là “vị thuốc thần” đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cuộc sống

Cùng với các phương pháp khác như thiền, yoga, massage thì bơi lội là môn thể thao được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lựa chọn giúp xương khớp thêm vững chắc dẻo dai.

Theo BS.CK1 Đinh Thị Thanh Nhàn – Phụ trách khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhân dân 115: Bơi lội thường xuyên giúp xương khớp bền vững dẻo dai, phòng và trị các bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… Tác dụng thấy rõ ở giai đoạn đầu của bệnh là giảm đau nhức, giảm tê buốt các khớp các chi, tập đúng dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên sẽ mang lại hiệu quả cao.

BS.CK1 Đinh Thị Thanh Nhàn đang tư vấn cho bệnh nhân tái khám tại khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

“Lợi ích của bơi lội đối với thoát vị đĩa đệm cột sống là tập thở sâu khi bơi giúp tuần hoàn đến các khớp, đĩa đệm tốt hơn. Khi thở sâu cơ hoành vận động giúp máu truyền đầy đủ dinh dưỡng tới xương. Thở sâu khi bơi cơ hoành giúp giữ lượng máu lưu thông đến cột sống, đĩa đệm lâu hơn nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất và tiếp nhận chất thải. Động tác thở ra kéo cơ hoành về vị trí bình thường, máu cùng chất thải lại trở về tim và được thanh lọc. Ngoài ra bơi lội giúp tăng cường độ săn chắc của cơ bụng và cơ lưng, giúp ổn định cột sống và giảm khả năng thoát vị” –  BS.CK1 Đinh Thị Thanh Nhàn cho biết.

Khi ta thả lỏng cơ thể trong nước, nhờ sự nâng đỡ của nước mà các khớp xương được thư giãn, cơ bắp thả lỏng, giảm áp lực của trọng lượng lên các khớp. Đối với cột sống trong môi trường nước các thân đốt sống như được giãn ra, giảm ma sát và áp lực đối với các nhân nhầy đĩa đệm, tạo áp suất âm giúp đĩa đệm trở về vị trí bình thường. Hơn nữa, nước được coi là môi trường khá an toàn, hạn chế chấn thương và ảnh hưởng trên các khớp giúp phục hồi các khớp tổn thương và sau phẫu thuật rất tốt.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thường xuyên bơi lội đều đặn 30-60 phút/lần, mỗi tuần từ 3 – 4 lần sẽ giúp xương khớp vững chắc, giảm đau và phục hồi tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Có thể chọn bơi vào buổi sáng hoặc chiều tối và tuyệt đối tránh việc bơi khi đã ăn no bụng. Có thể tùy vào tình trạng bệnh của mình để chọn kiểu bơi và tốc độ bơi cũng như thời gian bơi phù hợp.

Cách bơi đúng chuẩn cho người bị thoát vị đĩa đệm

+ Thường xuyên bơi lội đều đặn 30-60 phút/lần, mỗi tuần từ 3 – 4 lần

+ Muốn bơi khi bị thoát vị, người bệnh chỉ nên bơi ếch nhẹ nhàng chứ không nên bơi sải, dùng quá nhiều sức lực sẽ khiến các cơ thêm đau nhức.

+ Khởi động kỹ càng trước khi bơi để tránh bị co cơ, chuột rút

+ Khoảng thời gian bơi lý tưởng là 30 – 45 phút mỗi ngày, nên tập đều đặn hằng ngày, tránh “no dồn đói ép”

+ Khoảng cách bơi hợp lý là từ 700 – 1000m, mới tập thì có thể giảm đi, không nên bơi cố

+ Thời điểm bơi tốt nhất là vào buổi sáng và chiều. Nếu bơi buổi chiều tối thì nên ăn lót dạ gì đó trước khi xuống hồ. Tuyệt đối không bơi lúc giữa trưa hay khi vừa ăn no.

+ Ngoài bơi lội thì người bệnh nên kết hợp 1 số bài tập khác như treo xà, đạp xe, tập các bài tập trị liệu với tần suất vừa phải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *